Đền và Lăng tướng Quân Doãn Nỗ

05/09/2018 258 0

Đền Doãn Nỗ thuộc địa phận thôn Phương Trung xã Phương Chiểu, huyện Tiên Lữ, nơi đây đất tốt hoa cỏ bôn mùa xanh tươi, được trời phù trợ nhiều anh hùng hào kiệt kế thế muôn đời.

Đền thượng tướng quân Doãn Nỗ - vị tướng tài giỏi của Lê Lợi, người đã có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỉ 15. Ông sinh năm 1393 tại Chạ Kẻ Nưa(nay là cổ định – Tân Minh - Triệu Sơn - Thanh Hóa), là con thứ 2 của cụ Doãn Quyết – người đã từng thi đỗ tam trường. Năm ất mùi (1415) giặc minh về tàn sát vùng nông cống giết hơn 3000 người, riêng Kẻ nưa chỉ còn 18 người chày thoát trong đó có 2 anh em ông.
Doãn Nỗ tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay sau hội thề Lũng Nhai, ông là một trong 51 tướng lĩnh đầu tiên. Năm 1425, Vua cử tướng quân Doãn Nỗ cùng với quan tư đồ Trần Nguyên Hãn chiêu dụ nhân dân, đem theo 1000 quân đánh vào phía nam, giải phóng thành Tân Bình, Thuận Hóa, mở rộng địa bàn. Từ đó nghĩa quân Lam Sơn mới có một hậu phương vững chắc, tiến lên phản công ra bắc giải phóng Thăng Long vào năm 1427.
Tháng 2 năm 1428, vua Lê Thái Tổ ban thưởng cho Doãn Nỗ là “Khai Quốc Công Thần”, tức những người lập công đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống quân Minh giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ông được phong thực ấp ở làng Hương Chiếu ( nay là Phương Chiểu) và làm chức Quản quân đạo Sơn Nam, từ đó hình thành nên dòng họ Doãn ở Hưng Yên. Trong đó bản sao sắc văn vào năm Duy Tân thứ 5 (1912) ghi “ Doãn Nỗ Công Thần mở nước thời bình giặc Ngô, sau dẹp chiêm thành, giữ yên địa phương này, được phong tước Đường quốc công và được vua ban họ Lê”.
Xưa kia, đền thờ và lăng thượng tướng công Doãn Nỗ chỉ là một ngôi miếu nhỏ, xây dựng từ thời Lê, mà nay trên bờ nóc hậu cung còn hàng chữ “ Công thần miếu” cho đến nay, ngôi đền trùng tu khanh trang hơn theo kiến trúc hình chữ tam.

Tòa tiền tế có 5 gian gỗ Lim dựng theo lối cổ tứ trụ lòng thuyền, con chồng đấu sen, chạm khắc hoa lá. Hai câu đối ở cột đồng trụ ca ngợi (Mười năm dong duổi giúp nhà Lê hưng thịnh có phần mưu lược của danh tướng, nghìn thu hương lửa lộc điền ở hương chiếu nhờ ân đức của nhà vua). Trung tâm gian tiền tế là bức đại tự “ Trấn gia vũ liệt” phía dưới có nhang án thờ, điêu khắc thế kỷ 19. Hai bên câu đối ( Lê triều Thái Tổ phát tích Nam Sơn thùy đại hiển. Khai quốc công thần Doãn tướng công kiệt xuất anh hùng). Tòa trung từ đặt khám thờ thân phụ là cụ Doãn Quyết đỗ tam trường làm quan cung hiển đại phu trong triều Trần và thân mẫu họ Nguyễn. Gian hậu cung ở vị trí trang trọng nhất đặt tượng thượng tướng quân Doãn Nỗ. Phía trên là bức trâm chữ Nôm “ Thượng khởi tổ” Họ Doãn là một trong 10 tiên công đã khai phá lập ra Chạ Kẻ Nưa ( Cổ Đinh – Thanh Hóa) từ thời vua Hùng. Cách đền thờ 300m là khu lăng mộ của thượng tướng quân Doãn Nỗ, ông qua đời vào năm 1439. Đến năm 1440, Doãn Nỗ được tặng quan nội hầu, truy phong tước á hầu.
Vào dịp đầu xuân, nhân dân địa phương và dòng họ đều mở hội ngày 19 tháng giêng để tưởng nhớ về thượng tướng quân. Ngày hội là dịp nhân dân được chiêm ngưỡng và tham gia trong các tích chèo xưa như: Tập trận, đánh vật, múa rối nước, rước kiệu….Những trò diễn được ra đời từ khi thượng tướng quân Doãn Nỗ còn đang quản quân trấn Sơn Nam, để nhớ về thời kỳ đấu tranh oanh liệt của cha ông. Di tích được sếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 20 tháng 04 năm 1995.

Related Post

Sample Plan