Đường về làng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình.
Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh.
Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước.
Bao bọc quanh làng Nôm vẫn còn nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Những con đường gạch đỏ son và bờ rào duối hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng.
Ông Vượng cho biết thêm, hằng năm cứ vào ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại nô nức đón ngày hội làng. Đây là dịp vừa để dân làng báo ơn công đức với thành hoàng làng, để lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống, vừa là ngày hội để con cháu xa gần trở về quê hương, báo hiếu công ơn ông bà, cha mẹ...Đối diện với cổng làng, bên kia hồ là một quần thể kiến trúc đẹp gồm đình làng, giếng cổ và cây đa cổ thụ. Ông Đỗ Ngọc Vượng, phát thanh viên của làng cho biết: “Làng Nôm hiện nay có hơn 600 nhân khẩu. Làng có từ những năm đầu Công nguyên, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV, dân cư mới tập trung đông đúc. Trước đây, người dân trong làng có nghề buôn đồng nát. Bà con ở đây đi mua đồng nát về bán lại cho các lò đúc đồng ở địa phương và các vùng lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong làm ăn buôn bán, nên làng Nôm nhờ đó mà ngày càng hưng thịnh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển”.
Cạnh ngôi đình cổ kính, lọt thỏm dưới cây đa cao tuổi quanh năm tỏa bóng mát là một lớp học mẫu giáo nho nhỏ xinh xinh. Cách đó không xa, cây cầu đá bắc qua sông Nguyệt Đức, nối liền làng với chợ và chùa Nôm cũng là một hình ảnh gây ấn tượng khó quên.
Cây cầu gồm chín nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh. Hai bên thành cầu có các mỏm đá nhô ra được chạm trổ hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ, trông như những cái đầu rồng của những thuyền rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi du ngoạn.
Chùa Nôm thuộc thiền phái Lâm Tế. Không còn ai nhớ chính xác ngày tháng ra đời của ngôi chùa. Chỉ biết rằng, trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.
Chùa trước đây là ngôi đại tự có tiếng của Hưng Yên. Theo truyền thuyết thì xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên “Linh thông cổ tự”.
Dừng chân bên bến nước, nhìn đàn vịt tung tăng bơi lội giữa mặt hồ, hà hít không khí trong lành, chúng tôi hiểu vì sao làng Nôm đã chinh phục được không ít du khách thập phương lặn lội phương xa tới đây để thưởng ngoạn. Mong sao vẻ đẹp của làng quê Bắc bộ xưa sẽ còn lại mãi ở nơi đây.Cạnh chùa, chợ Nôm vẫn tấp nập người mua kẻ bán. Hình ảnh vợ chồng người thợ rèn dưới gốc cây đa, bà cụ đang nhai trầu móm mém bên những cái rá cái rổ đan bằng tay... làm người ta ngỡ mình được đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm trước.